Sản phẩm mới
Sản phẩm giá tốt
Tin tức nổi bật
- Hình ảnh Điêu khắc và lắp ráp Đài phun nước Cá Heo tại Khu Biệt thự Melosa Garden Khang Điền, Quận 9, Tp.HCM
- Giao hàng và Lắp đặt Đài phun nước tại Dự án Movenpick Bãi Dài, Nha Trang
- Hình ảnh điêu khắc và đóng kiện hàng 2 cặp Kỳ Lân và Tỳ Hưu giao cho khách đi tỉnh Thái Bình
- Ý nghĩa Tượng Kỳ Lân đá trong Phong thủy, Bảng giá và Cách đặt Kỳ Lân Đá
- Tượng Voi đá Phong thủy - Ý nghĩa, cách đặt và Bảng giá tại Xưởng
- Cơ Sở Chuyên Điêu Khắc Tượng Thiên Chúa bằng Đá Tự Nhiên
- Tượng Đức Mẹ bằng Đá : Mẫu đẹp, Cách đặt và Bảng giá tại Xưởng
- Đóng kiện và Vận chuyển Cặp Kỳ Lân cho Khách hàng tại Đà Lạt
Lời khuyên hữu ích
- Tượng Chúa Giesu bằng Đá Tự Nhiên và Nguyên Khối
- Ý nghĩa Tượng ngựa đá trong Phong Thủy, cách đặt và Bảng giá tại Xưởng
- 20+ Linh Vật Phong Thủy hút tài lộc, may mắn cho gia chủ
- Ý nghĩa Tỳ Hưu đá trong Phong thủy, cách chọn, cách đặt để hút Tài Lộc
- Con tỳ hưu là gì ? Tại sao dùng Tỳ Hưu để cầu tài lộc, may mắn
- Con Kỳ Lân là con gì ? Tại sao hay đặt trước cổng nhà
- Ý nghĩa Phong Thủy Luân trong Phong Thủy, cách đặt
- Ý nghĩa và Cách đặt Tượng ngựa Phong Thủy đúng cách, giúp gia chủ Phát Tài
Tượng Phật Đá Non Nước, Đà Nẵng
Tượng Phật Đá Non Nước, Đà Nẵng – Nhu cầu thỉnh tượng Phật hiện nay ngày càng tăng cao, tượng Phật đá không những được tôn thờ phổ biến tại các chùa chiềng mà còn được các gia đình hướng theo đạo Phật ưa chuộng. Mỗi loại tượng Phật đá đều có những ý nghĩa đặc trưng khác nhau. Hãy cùng Phan Thiên tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>> Đá Non Nước là gì - Tại sao lại Nổi Tiếng?
>> Tượng Phật Di Lặc bằng đá tự nhiên và nguyên khối
>> Tượng Kỳ Lân đá (điêu khắc bằng đá tự nhiên và nguyên khối)
>> Tượng Sư Tử Đá - Ý nghĩa, Cách đặt và Bảng giá tại Xưởng
>> Tượng Phật Đá : Mẫu đẹp, giá gốc tại Xưởng, giao hàng toàn quốc
Tượng Phật Đá Non Nước, Đà Nẵng tại Phan Thiên
1. Cái tên Tượng Phật Đá Non Nước bắt nguồn từ đâu?
Hình ảnh Núi Non Nước Đà Nẵng nơi sản sinh ra Làng Nghề Đá Non Nước Đà Nẵng
Không phải hiển nhiên mà cái tên Tượng Phật Đá Non Nước nổi tiếng và được nhiều người biết đến vậy. Nhiều người vẫn nghĩ rằng Tượng phật được làm bằng chất liệu là Đá Non Nước. Nhưng không phải vậy, tượng Phật Đá Non Nước chính là nói về những bức tượng phật được điêu khắc dưới bàn tay lành nghệ của các nghệ nhân tại Làng đá có tên là Làng Đá Non Nước Đà Nẵng.
Làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng là làng nghề truyền thống có tuổi đời lâu nhất Đà Nẵng. Sống qua hơn 400 năm từ lúc bắt đầu hình thành, làng đá Non Nước ngày một phát triển và vươn tầm ra với Thế giới. Làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn còn là một địa điểm du lịch nức tiếng đối với du khách mỗi khi ghé thăm Đà Nẵng.
Tượng Phật Quan Âm được điêu khắc tại Làng Đá Non Nước Đà Nẵng
Làng đá Non nước nằm trong Danh thắng Ngũ Hành Sơn - nhìn từ hướng đường ven biển Trường Sa. Du khách có thể dễ dàng tìm được Làng nghề tại dưới chân núi Thủy Sơn (danh thắng Ngũ Hành Sơn). Nay làng nghề tọa lạc tại địa chỉ 207 Huyền Trân Công Chúa, Hoà Hải, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Các sản phẩm điêu khắc mỹ nghệ của làng đá Non Nước Ngũ Hành Sơn nay đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Không chỉ đẹp về nghệ thuật, mà còn có giá trị to lớn về lịch sử truyền thống nước ta.
2. Tượng Phật bắt nguồn như thế nào?
Các mẫu Tượng Phật Đá Non Nước, Đà Nẵng
Từ xưa, hình tượng Đức Phật đã là chủ đề trung tâm của nghệ thuật tạo hình Phật giáo trong phong thủy, người Phật tử luôn cần có hình ảnh Ngài để chiêm ngưỡng, đảnh lễ, cúng dường và noi gương.
Lịch sử Phật giáo ra đời và phát triển mạnh mẽ cho đến bây giờ là đã trải qua hàng ngàn năm xây dựng và gìn giữ, song hành với nó là nghệ thuật tạo ra các nguyên tác tượng Phật với nhiều chất liệu khác nhau đã cho ra đời ra hàng trăm những biểu tượng để sùng tín, tưởng niệm và hành pháp. Ở mỗi quốc gia, việc tạo tác tượng Phật lại mang những đặc điểm riêng phù hợp với văn hóa và thẩm mỹ của quốc gia đó. Nằm trong dòng chảy của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Châu Á, dù rằng các tác phẩm tượng Phật Việt không qui mô hay có kích thước thật đồ sộ, nhưng với những di sản mà cha ông ta đã sáng tạo nên, ta hoàn toàn có quyền tự hào.
Các mẫu Tượng Phật Đá Non Nước, Đà Nẵng tại Phan Thiên
Ai trong số chúng ta đều nghe đâu đó có những nguồn gốc hay lịch sử về Đức Phật, tuy nhiên khó ai có thể biết đến một cách chính xác. Có huyền thoại được ghi nhận lại rằng: Một lần khi tôn giả Anan muốn biết rằng việc dựng tịnh xá bảo tháp để tưởng nhớ ngài như là một cách bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Phật. Lời khuyên này hoàn toàn phù hợp với phong tục của Ấn Độ lúc đó, phong tục tạo dựng lại hình tượng theo nhiều chất liệu khác nhau để cất giữ những di cốt của chư thánh nhân. Những di hài được cất giữ để tưởng nhớ, bày tỏ sự tôn thờ đối với bậc thần thánh. Đức Phật cho phép điều này sau khi Ngài nhập diệt.
Một thuở nọ, Thế Tôn trú trên cung trời thuyết bài pháp Luận tạng Abhidharma (Vi diệu Pháp). Trong khi Ngài vắng mặt, dân chúng đến Tịnh xá để chiêm bái Ngài nhưng họ rất là buồn bã bởi vì họ không thể nhìn thấy Đức Phật. Họ bắt đầu phàn nàn.
Tôn giả Xá Lợi Phất, vị đệ tử thượng thủ của Đức Phật, đến diện kiến ngài và tường thuật lại sự việc trên cho Đức Phật. Thế Tôn khuyên Tôn giả nên tìm một người có thể tạo ra một hình tượng giống như Ngài, thì lúc đó dân chúng sẽ rất vui mừng phấn khởi khi nhìn thấy hình ảnh của Ngài. Tôn giả Xá Lợi Phất trở về và đến diện kiến nhà vua và yêu cầu nhà vua ban cho ân huệ để tìm ra một người có thể tạo ra một bản sao hình ảnh của Đức Phật. Ít lâu sau khi nghệ nhân được tìm ra, anh ta chạm một tượng bằng gỗ đàn hương. Sau khi tượng đuợc đặt trong tịnh xá, dân chúng rất là vui mừng hớn hở. Và từ đó về sau, theo ngài Pháp Hiển, dân chúng bắt đầu bắt chước mô hình này để tạo ra tượng Phật.
Nhưng mãi cho đến gần 500 năm sau khi Ngài nhập diệt, chúng ta khó mà tìm ra những bằng chứng để chứng minh cho việc tồn tại của tượng Phật ở Ấn Độ. Vào thời gian đó, những người mộ đạo thường bày tỏ sự tôn kính của họ đối với Đức Phật bằng cách thờ một hoa sen hay chỉ là một bức tranh có vẽ hình đôi chân của Ngài. Dường như ngay từ lúc đầu một vài Phật tử cũng không được ân huệ để tạo ra tượng Phật bởi lẽ rất có thể rằng những đặc trưng nổi bật của Ngài có thể bị bóp méo đi.
Kể từ đó, dân chúng trên nhiều quốc gia khác nhau bắt đầu tạo dựng tượng Phật. Sự khác biệt giữa tượng Phật của quốc gia này với quốc gia khác là ở cách người ta chạm trổ, điêu khắc theo kiểu cách và sự gợi cảm mang tính nghệ thuật ở mỗi quốc gia riêng biệt. Ở những nước Phật giáo, kiểu cách tạo tượng Phật cũng được phát triển thành nhiều hình thức và phong cách khác nhau để cho phù hợp với những giai đoạn khác nhau của lịch sử đất nước.
3. Phật Thích Ca: dịch là Năng Nhơn, Mâu Ni, là Tịch Mặc.
Tượng Phật Thích Ca bằng Đá Non Nước là một trong những bức tượng phổ biến mà chúng ta hay bắt gặp khi đến tham quan tại Làng đá Non Nước Đà Nẵng.
Tượng Phật Thích Ca có những ý nghĩa phong thủy vô cùng sâu sắc
Nét đặc trưng của tượng Phật Thích Ca là tóc có các cụm xoắn ốc, trang phục thường thấy là áo cà sa hoặc các loại áo choàng màu vàng hoặc nâu. Đức Phật Thích Ca được biết đến là người khai sáng ra đạo Phật, là một trong những tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn nhất Thế Giới.
Ngài thường được thờ ngay chính diện của không gian, ngự trên tòa sen với tư thế ngồi kiết già. Khuôn mặt luôn niềm nở, phúc hậu, tư thế khoan thai, thanh tịnh.
Phật Thích Ca Ngồi Đài Sen Đá Cẩm Thạch Trắng cao 1.8m
Phật Thích Ca Ngồi không có đế Đá Cẩm Thạch Trắng cao 80cm
Phật Thích Ca Ngồi Đài Sen Đá Xanh Ấn Độ
Tượng Phật Thích Ca bằng đá Cẩm Thạch trắng
Tượng Phật Thích Ca bằng đá Cẩm Thạch trắng
Tượng Phật Nằm bằng Đá Cẩm Thạch Trắng Trong Xanh
Tượng Phật Nằm bằng Đá Cẩm Thạch Trắng Xám nhẹ
Ý nghĩa của Tượng Phật Thích Ca:
- Biểu tượng của sự thanh tịnh, cái đẹp trong tâm hồn.
- Đôi mắt đức Phật Thích Ca đăm chiêu nhìn xuống là biểu thị quán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ.
- Trên đảnh đức Phật Thích Ca có cục thịt nổi cao gọi là nhục kế (cục thịt đỏ), để biểu thị cho trí tuệ tuyệt vời.
- Chung quanh tượng Phật có những tia hào quang sáng chiếu để tiêu biểu ánh sáng trí tuệ của Phật lúc nào cũng soi sáng thế gian.
>>> Xem thêm: Tượng Phật Thích Ca bằng Đá Tự Nhiên và Nguyên Khối
4. Phật Quan Âm: Phúc khí, bình an
Phật Quan Âm bằng Đá Non Nước cũng là một trong những bức tượng phật được yêu thích và điêu khắc nhiều nhất lại Làng Đá Non Nước Đà Nẵng bởi vẻ đẹp bình an, thánh thiện và chở che cho muôn dân.
Tượng Phật Quan Âm đứng Đài Sen Đá Cẩm Thạch Trắng
Tượng Phật Quan Âm đứng Đài Sen Đá Cẩm Thạch Trắng Trong Xanh
Tượng Phật Quan Âm đứng Đài Sen Đá Cẩm Thạch Trắng
Tượng Phật Quan Âm đứng trên Lá Sen tại Phan Thiên
Quan Âm, nguyên quán là Quán Thế Âm hay là Bồ Tát Quán Thế Âm hoặc Quan Thế Âm Bồ Tát. Là một vị Bồ-tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Quán là quán sát, lắng nghe; Thế là thế gian; Âm là âm thanh. Bồ Tát Quán (Quan) Thế Âm là vị Bồ Tát quán sát, lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để kịp thời cứu giúp họ thoát khổ.
Tượng Phật Quan Âm bế tiểu đồng bằng đá Cẩm Thạch trắng
Tượng Phật Quan Âm Ngồi Đài Sen đá Xanh Ấn Độ
Tượng Phật Quan Âm hoá thân đá Cẩm Thạch Xám
Tượng Phật Quan Âm đá Cẩm Thạch Trắng thờ tại gia
Bộ Tượng Tây Phương Tam Thánh bằng đá trắng
Ý nghĩa của tượng Phật Quan Âm:
- Lòng ta sẽ trở nên thanh tịnh, nhẹ nhàng với nụ cười hiền hậu nhân từ của đức Phật Quan Âm
- Quan Thế Âm Bồ Tát là hình ảnh người có tâm đại từ đại bi, luôn thông cảm và dung thứ cho mọi lỗi lầm.
- Là biểu tượng của điềm lành, lòng từ bi, bác ái, lòng hướng thiện, hướng phật, hóa hung khí, đem lại bình an, giải trừ tai ách cho gia chủ.
- Người ta tin rằng, những người phụ nữ không có con, muốn có con thì nên cầu xin và thờ Phật Bà Quan Âm vì người sẽ giúp họ đạt được ước nguyện.
>>> Xem thêm: Tượng Phật Quan Âm bằng Đá Tự Nhiên và Nguyên Khối
5. Đức Phật A Di Đà: an yên, bình dị
Bộ tượng Tam Thánh Đá Cẩm Thạch Trắng tại Phan Thiên
Phật A Di Đà còn được gọi là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Công Đức, có nghĩa là tuổi thọ, ánh hào quang và công đức của ngài là khó có thể đong đếm được.
Phật A Di Đà được biết đến như là một trong những vị cứu thế hay sự liên kết giữa niềm tin vào ông và những năng lực siêu nhiên của Quán Thế Âm, là những chủ đề phổ biến xuyên suốt Phật giáo Á Châu.
Ta thường thấy tượng Phật A Di Đà được điêu khắc đứng trên tòa sen, tay trái bắt ấn thiền hay ấn giáo hóa, tay phải duỗi xuống để tiếp dẫn chúng sanh. Hiện nay, tượng Phật không những được tôn thờ phổ biến tại các chùa chiêng, nhà thờ ông bà tổ tiên mà còn được thờ tại các gia đình theo Phật Giáo trên toàn thế giới.
Tượng Phật A Di Đà bằng đá Cẩm Thạch trắng
Tượng Phật A Di Đà được các nghệ nhân điêu khắc vô cùng tỉ mỉ
Tượng Phật A Di Đà được các nghệ nhân điêu khắc vô cùng tỉ mỉ
Ý nghĩa của tượng Phật A Di Đà:
- Phật là hiện thân của người an lành, của những điều tốt đẹp; Tượng Phật A di đà giúp con người thoát khỏi những khốn khổ, cùng cực trong cuộc sống để con người hướng về những điều thiện nhân, phúc lành.
- Thờ tượng Phật A Di Đà trong nhà để cầu mong sự an bình, sức khỏe, tai qua nạn khỏi.
- Là biểu tượng đại diện cho những giá trị tốt đẹp của quá khứ.
>>> Xem thêm: Tượng Phật A Di Đà bằng Đá Tự Nhiên và Nguyên Khối
6. Phật Di Lặc: Vui vẻ, may mắn
Tượng Phật Di Lặc bằng đá Cẩm Thạch tự nhiên, bền đẹp theo thời gian
Di Lặc hay Di Lạc, tức vui vẻ và hoan hỷ, Ngài là vị Phật ở đời tương lai. Tượng Phật Di Lặc mập mạp, bụng to, miệng cười rất tươi. Bụng to là chỉ cho sự bao dung rộng lượng, miệng cười là chỉ cho lòng hỷ xả, không vướng mắc. Các gia đình Việt Nam rất chuộng sử dụng tượng Phật Di Lặc. Không chỉ mang đến cho năng lượng tích cực, tượng Phật Di Lặc còn mang ý nghĩa gia tăng tài lộc cho ngôi nhà nếu đặt ở phía Đông Nam. Vì thế, đối với những người theo đạo Phật hoặc yêu mến tượng Phật này đều mong muốn trưng bày Tượng Di Lặc tại Nhà, tại nơi làm việc hoặc những nơi trang nghiêm để thờ cúng và ngắm nhìn.
Tượng Phật Di Lặc giơ hai tay bằng đá Cẩm Thạch trắng
Tượng Phật Di Lặc Ngồi Đài Sen bằng đá Cẩm Thạch trắng
Tượng Phật Di Lặc Ngũ Phúc bằng đá Cẩm Thạch trắng
Phật Di Lặc ngồi tay cầm gậy như ý Đá cẩm thạch trắng
Phật Di Lặc Vác Cành Đào Đá cẩm thạch trắng
Phật Di Lặc đứng trên Long Quy Đá cẩm thạch trắng (kích thước nhỏ)
Phật Di Lặc ngồi Tay cầm cục vàng Đá Ngọc Xanh Parkistan
Ý nghĩa của Tượng Phật Di Lặc:
- Tượng Phật Di Lặc với nụ cười tươi tắn, vui vẻ, sảng khoái luôn mang đến cho Gia Chủ cảm giác phấn chấn, vui vẻ, lạc quan, yêu đời.
- Tượng Phật Di Lặc được điêu khắc với thân hình mập mạp và chiếc bụng lớn. Mong muốn cho gia chủ và các thành viên trong gia đình đều có một sức khoẻ tốt, một thân hình rắn chắc và vạm vỡ.
- Tượng Phật Di Lặc kéo túi tiền hoặc trên tay cầm đồng tiền, chân giẫm lên thỏi tiền... với ý nghĩa mang đến nhiều tài lộc trong công việc, tiền tài cũng như đường công danh.
- Phật Di Lặc còn giúp cho gia chủ có một cuộc sống an nhiên, vui vẻ, hạnh phúc. Con đàn cháu đống, con cái khoẻ mạnh, yêu thương nhau. Gia đình luôn rộn rã tiếng cười.
>>> Xem thêm: Tượng Phật Di Lặc bằng Đá Tự Nhiên và Nguyên Khối
7. Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn hay thường gọi là Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay, cũng là một trong những hiện thân của Quán Thế Âm Bồ Tát. Hình tượng Phật Bà Nghìn Mắt Nghìn Tay là dạy cho chúng ta rằng khi mắt thấy chúng sinh gặp khổ gặp nan, liền lập tức đưa tay ra giúp đỡ, che chở cho họ mà không do dự, không trễ nãi, không có chút hối hận, là phải tận tâm tận lực giúp đỡ chúng sinh.
Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn đá Cẩm thạch trắng
Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn Đá Ngọc Xanh
Tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn Đá Ngọc Vàng
Xem thêm tại: Các mẫu tượng Phật Thiên Thủ Thiên Nhãn
8. Tượng La Hán: 18 vị La Hán mang trong mình những ý nghĩa khác nhau
La Hán là đệ tử đắc đạo của Phật, là chính quả có tu hành cao nhất trong Phật giáo. Khi Tu đến cảnh giới La Hán nghĩa là đã đoạn tận buồn phiền của tam giới, diệt trừ những điều đã thấy, vĩnh viễn giải thoát luân hồi. Các vị La Hán xuất hiện từ căn cứ vào sáng tác “Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La sở thuyết pháp trú ký” của Đường Đại Huyền Trang. Có tổng đến 18 vị La Hán:
- Tân Đầu Lô Tôn Giả – Tọa Lộc La Hán, người cưỡi nai tiến vào hoàng cung khuyên bảo Quốc vương học Phật tu hành.
- Già La Già Phạt Tha Tôn Giả – Khánh Hỷ La Hán, Hoan Hỷ La Hán, biết tất cả các pháp thiện ác, phân biệt mọi tốt xấu trên thế gian.
Mẫu tượng Khánh Hỷ La Hán tại Phan Thiên
- Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả – Cử Bát La Hán, vị giữ bát hóa duyên, khuyến giáo hành giả.
- Tô Tần Đà Tôn Giả – Thác Tháp La Hán, là vị đệ tử cuối cùng mà Đức Phật thu nạp, vì thường hoài niệm tới Đức Phật mà trong tay nâng Phật tháp.
Mẫu tượng Thác Tháp La Hán bằng đá Cẩm Thạch tự nhiên
- Nặc Cự La Tôn Giả – Tĩnh Tọa La Hán còn có tên gọi là Đại Lực La Hán bởi trong quá khứ ngài là võ sĩ có sức lực vô cùng lớn, có thể di chuyển bất kì vật nặng nào
Tượng Tĩnh Tọa La Hán bằng đá tự nhiên, nguyên khối
- Bạt Đà La Tôn Giải – Quá Giang La Hán, là thị giả của Phật, chủ quản việc tắm rửa, hiền giả qua sông tựa như chuồn chuồn lướt nước, vô ngã vô thường.
- Già Lý Già Tôn Giả – Kỵ Tượng La Hán, là thị giả của Phật, ngụ ở tăng Già Đồ Châu, là người thuần phục thú.
Kỵ Tượng La Hán bằng đá tự nhiên, nguyên khối
- Đốc La Phật Đa La Tôn Giả – Tiếu Sư La Hán, trước kia là thợ săn bởi vì học Phật mà sau đó không sát sinh, sư tử đến tạ ơn nên có tên này.
- Tuất Bác Già Tôn Giả – Khai Tâm La Hán, trước khi xuất gia là thái giám, ở tại ngôi chùa nhỏ trong núi, cũng có dị bản nói trước đây là một người ăn mày thường cởi trần để tu hành, móc tim thấy có Phật nên có tên Khai Tâm.
Tượng Khai Tâm La Hán tại Phan Thiên
- Bán Thác Già Tôn Giả – Thám Thủ La Hán, người sinh ra ở ven đường, sau khi tĩnh tọa xong thường vươn tay duỗi người nên gọi là Thám Thủ.
Tượng Thám Thủ La Hán tại Phan Thiên
- Hầu La Tôn Giả – Trầm Tư La Hán, con trai ruột của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất gia trở thành một trong 10 đại đệ tử, được xưng là Mật Hành đệ nhất.
- Na Già Tê Na Tôn Giả – Khoái Nhĩ La Hán, tai lớn để nghe mọi chuyện, giữ lòng thanh tịnh.
- Yết Đà Tôn Giả – Bố Đại La Hán, trên vai thường cõng một chiếc túi vải, thường mở miệng cười lớn.
- Phạt Na Bà Tư Tôn Giả – Ba Tiêu La Hán, sau khi xuất gia thương ngồi dưới cây ba tiêu tu hành, một ngày tu thành chính quả nên có tên đó.
- A Thị Đa Tôn Giả – Trường Mi La Hán, là thị giả của Phật cùng với Kỵ Tượng La Hán.
- Chú Đồ Thác Già Tôn Giả – Kháng Môn La Hán, là em của Bán Thác Già Tôn Giả, là người tận trung với cương vị công tác.
Tượng Kháng Môn La Hán tại Phan Thiên
- Già Diệp Tôn Giả – Hàng Long La Hán, thời Ấn Độ cổ đại Long Vương lén lấy kinh Phật, ngài đi đánh hàng Long Vương để lấy lại, lập công lớn nên có tên Hàng Long.
Tượng Hàng Long La Hán tại Phan Thiên
- Di Lặc Tôn Giả – Phục Hổ La Hán, người đã thuần phục thành công con hổ hay lảng vảng nơi ngài tu hành nên gọi là Phục Hổ.
9. Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát:
Hình ảnh Địa Tạng Vương Bồ Tát tay phải cầm như ý châu, tay trái cầm tích trượng có 6 vòng tượng trưng cho lục đạo luân hồi có nghĩa muốn cứu độ hết mọi chúng sinh trên thế gian. Sứ mệnh của Ngài - Địa Tạng Vương bồ tát là để cứu độ mọi chúng sinh từ trên trời cho tới địa ngục.
Tượng Đia Tạng ngồi Đài Sen Đá cẩm thạch trắng trong xanh
Tượng Địa Tạng Ngồi Đài Sen Đá Cẩm Thạch Xanh
Với mong muốn xuống Địa Ngục để giải thoát chúng sinh, giúp họ thoát khỏi kiếp đày đoạ ở địa ngục mới trở thành Phật cho nên Ngài Địa Tạng vô cùng gần gũi với mọi chúng sinh từ địa ngục ngạ quỷ, súc sinh cho đến những vong linh vừa mất... Dù ở hoàn cảnh nào, ngài cũng hết mình cứu giúp khổ nạn.
10. Tượng Chú Tiểu:
Tượng Chú tiểu với nhiều hình dáng khác nhau
Chú tiểu là hình tượng người xuất gia học đạo khi còn nhỏ tuổi, là đại diện cho lứa tuổi còn ngây thơ trong sáng. Hình tượng chú tiểu ngây thơ hiện thân cho sự thánh thiện, an lạc, không dính bụi trần, hiền từ, thanh nhàn trong cõi Phật, đem lại cho ta cảm giác an nhiên, lánh xa phiền muộn. Nguồn gốc xuất xứ tượng chú tiểu với nhiều hình dáng khác nhau như: bịt mắt, bịt miệng, bịt tai, bịt thân có từ 400 năm trước ở Nhật Bản tại chùa Toshogu, Nikko.
Tượng Chú Tiểu bằng đá Cẩm Thạch trắng
Ý nghĩa sâu sắc của các Tượng chú tiểu này khuyên con người ta sống một cách “yếm thế” nghĩa là bịt tai để dùng tâm lắng nghe, bịt mắt để dùng tâm nhìn thấu mọi sự việc, bịt miệng để dùng tâm nói và bịt thân để dùng tâm hành động. Khi tâm hồn con người ở trạng thái tĩnh lặng, bình an, không bị dối loạn, phân tâm bởi những điều mắt thấy, tai nghe, hay miệng nói thì ngay tức khắc tâm cũng sẽ phát ra những điều thiện.
- Đem lại may mắn: Trong phong thủy Tượng Chú Tiểu được nhiều người quan niệm đem lại may mắn, bình an cho bản thân.
- Lời khuyên cho tâm hồn: như một lời nhắc nhở bớt đàm tiếu, soi mói chuyện người khác, làm những điều bất lợi cho những người xung quanh.
Tượng Chú Tiểu Tứ Không Đá Cẩm Thạch Trắng
Tượng Chú Tiểu Tứ nhiều hình dáng bằng Cẩm Thạch Trắng
Tượng Chú Tiểu Tứ Không Đá Cẩm Thạch Trắng
Tượng Chú Tiểu ngồi suy tư Đá cẩm thạch trắng
Ngoài ra, Cơ sở Điêu khắc Đá Mỹ nghệ Phan Thiên còn điêu khắc nhiều bức tượng khác như: Tượng Tam Thánh, Tượng Phật Quan Âm Tạm Diện, Tượng Địa Tạng, Tượng Quan Công... bằng đá vô cùng đẹp mắt và tinh xảo.
Tượng Quan Công Đá Đỏ Thanh Hoá
Tượng Phật Quan Âm Tam Diện Đá Cẩm Thạch Trắng Trong Xanh
Tượng Thần Tài Ông Địa bằng Đá Cẩm Thạch Xanh Nhạt
11. Quy trình và nguyên liệu làm Tượng Phật Đá
Tượng Phật Quan Âm điêu khắc bằng đá tự nhiên, nguyên khối
Tượng Phật Di Lặc điêu khắc bằng đá tự nhiên, nguyên khối
Tượng A Di Đà điêu khắc bằng đá tự nhiên, nguyên khối
Tượng Thích Ca điêu khắc bằng đá tự nhiên, nguyên khối
Tượng Phật Quan Âm điêu khắc bằng đá tự nhiên, nguyên khối
Tượng Thích Ca được điêu khắc bằng đá tự nhiên nguyên khối
Tượng Quan Âm được điêu khắc bằng đá tự nhiên nguyên khối
Tượng Di Lặc được điêu khắc bằng đá tự nhiên nguyên khối
- Nguyên liệu: Đá Cẩm thạch (trắng, vàng , xanh, trắng xanh, đỏ, đen), Đá Vân Gỗ, Đá Ngọc Hoàng Long, Đá Ngọc Xanh, Đá Xanh Ấn Độ... hoàn toàn tự nhiên và nguyên khối.
- Quy trình làm tượng:
Bước 1: Lựa chọn Khối đá đẹp , không rạn nứt, hư hỏng, màu sắc tự nhiên, ít vân đá.
Bước 2: Tiến hành cắt khối đá theo kích thước phù hợp.
Bước 3: Vẽ sơ các đường nét cơ bản, tiến hành tạc phôi, hình khối ban đầu
Bước 4: Điêu khắc tạo dáng các chi tiết nhỏ: Mắt, chân, tay,...
Bước 5: Tiến hành mài, đánh bóng và sơn lớp phủ bảo vệ lên tượng để tượng không bị hư hỏng, sử dụng lâu dàu, màu sắc tự nhiên.
Bước 6: Tiến hành đóng kết, vận chuyển đến tận nơi cho Khách hàng
Đóng gói và vận chuyển tượng Di Lặc cho khách hàng
Đóng gói và vận chuyển tượng Di Lặc cho khách hàng
Đóng gói và vận chuyển tượng Phật Nằm cho khách hàng
12. Tại sao nên chọn Tượng Phật bằng đá tự nhiên, nguyên khối
Tượng Phật làm bằng đá tự nhiên được ưa chuộng bởi vì sản phẩm phong thủy làm bằng đá bao giờ cũng có nguồn năng lượng cao nhất. Đá tự nhiên giúp tỏa nguồn năng lượng tuyệt vời, hơn nữa còn có tác dụng lưu thông khí huyết, khai thông huyệt đạo, mang tới cho gia chủ sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái.
Đá tự nhiên vốn không chỉ dùng để làm vật trang trí, chúng còn ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần và tâm linh của con người. Đá tự nhiên được hình thành hàng trăm thậm chí là hàng nghìn, hàng triệu năm từ sâu trong lòng đất, trải qua nhiều điều kiện địa chất phức tạp và lâu dài nên hấp thu được tinh hoa của trời đất, mang trong mình nguồn năng lượng và linh tính rất cao cũng như mang một sức mạnh kỳ diệu về thế giới tâm linh.
Đá Tự Nhiên sẽ làm bức tượng Phật có hồn và đầy sức sống
13. Những điều cần lưu ý khi gia chủ muốn thờ Tượng Phật Đá tại gia:
Mẫu tượng Phật đá Non Nước tại Phan Thiên
- Không nên thờ quá nhiều tượng Phật trong nhà, số tượng Phật nên là số lẻ, nhiều nhất là ba vị (Tam thế Phật).
- Khi thờ Tam thế Phật nên thờ đồng cấp bậc, không nên để trên để dưới, tượng lớn tượng nhỏ.
- Không được để dị vật lên bàn thờ Phật.
- Nên để tượng Phật ở nơi thoáng mát, sạch sẽ để thể hiện sự tôn kính với Đức Phật.
- Không đặt tượng Phật ở những hướng về phía khu vực thiếu trang nghiêm như nhà tắm, nhà bếp, phòng vệ sinh,…
- Không nên đặt giường ngủ phía sau bàn thờ Phật vì ngủ sẽ không an giấc và còn hay gặp mộng mị
11. Phan Thiên – Cơ sở điêu khắc tượng đá tự nhiên tại Đà Nẵng
Trong số rất nhiều cơ sở điêu khắc tượng bằng đá trên thị trường Đà Nẵng, Cơ sở Đá Điêu Khắc Mỹ Nghệ Non Nước Đà Nẵng – Phan Thiên là cơ sở chuyên điêu khắc Tượng Phật Đá tự nhiên và nguyên khối uy tín hàng đầu, chất lượng đáng tin cậy và giá thành hợp lí.
Khi đến với cơ sở Đá điêu khắc Mỹ Nghệ Non Nước Đà Nẵng Phan Thiên, quý khách sẽ được tư vấn kĩ càng và tận tâm về việc chọn chất liệu đá, mẫu mã kích thước sao cho phù hợp nhất. Phan Thiên chúng tôi cam kết mang lại những sản phẩm chất lượng với giá thành tốt nhất. Đá điêu khắc Mỹ Nghệ Non Nước Đà Nẵng Phan Thiên còn nhận tận nơi cho khách hàng có nhu cầu.
Cơ sở điêu khắc đá Phan Thiên chúng tôi chuyên về nhiều mẫu sản phẩm đá mỹ nghệ đẹp, kích thước phù hợp phong thủy, với giá thành tốt nhất, chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu của cơ sở chúng tôi.
Sản phẩm của chúng tôi cam kết:
- 100% đá nguyên khối và hoàn toàn tự nhiên;
- Tuyệt đối Không phải là đá bộ, đá rời ghép thành nhiều mảnh, dễ rơi rớt;
- Sản phẩm được chăm chút tỉ mỉ, đẹp mắt dưới bàn tay của Nghệ Nhân làng Đá Non Nước Đà Nẵng;
- Sản phẩm bền đẹp theo thời gian;
- Vận chuyển và lắp ráp trên Toàn Quốc;
- Chi phí hợp lý, phải chăng;
- Hoàn tiền 100% nếu sản phẩm bị sứt mẻ, không phải tự nhiên;
- Thời gian làm ra sản phẩm nhanh chóng;
Đặc biệt: ĐIÊU KHẮC THEO THIẾT KẾ VÀ YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG!
>> Tượng Phật Di Lặc bằng đá tự nhiên và nguyên khối
Tin Liên Quan:
- 20+ Linh Vật Phong Thủy hút tài lộc, may mắn cho gia chủ
- Ý nghĩa Tỳ Hưu đá trong Phong thủy, cách chọn, cách đặt để hút Tài Lộc
- Con Kỳ Lân là con gì ? Tại sao hay đặt trước cổng nhà
- Ý nghĩa Tượng Kỳ Lân đá trong Phong thủy, Bảng giá và Cách đặt Kỳ Lân Đá
- Đá Mỹ nghệ Phan Thiên Đà Nẵng Tuyển dụng 2024
- Tượng Đức Mẹ bằng Đá : Mẫu đẹp, Cách đặt và Bảng giá tại Xưởng
- Lễ hội Quán Thế Âm Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng : Thông tin, Sự kiện
- Đá Mỹ nghệ Phan Thiên Tuyển Thợ Đá (Đà Nẵng)
- Đá Mỹ nghệ Phan Thiên tuyển dụng Nhân viên Kinh doanh tại Đà Nẵng
Cam kết sản phẩm
- Sản phẩm của chúng tôi được làm từ 100% đá tự nhiên, nguyên khối. Được tạo ra bởi bàn tay lành nghề, chuyên nghiệp của các thợ đá tại Làng đá non nước Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
- Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu phát hiện sản phẩm làm từ bột đá, đá giả, hàng không rõ nguồn gốc.
- Sản phẩm bền đẹp, chất lượng, không bị bào mòn hay phai màu theo thời gian.
Liên hệ
Hotline: 0935 19 1688
Facebook: Facebook.com/DaMyNghePhanThien
"Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn sản phẩm tốt nhất!"
Chính sách giao hàng
- Đến trực tiếp tại cơ sở sản xuất hoặc phòng trừng bày sản phẩm tại: - Xưởng sản xuất: Lô 29, 30, 31 đường Trương Gia Mô (ngã tư), P.Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng - Cửa hàng: Lô 23 B2-83 Khu Nam Hoà Xuân, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
- Giao hàng trực tiếp tận nơi trong và ngoài nước. Thời gian và chi phí vui lòng liên hệ 0935.19.1688để được tư vấn cụ thể hơn.
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua một sản phẩm tượng đá mỹ nghệ bền đẹp, điêu khắc tinh xảo và hợp phong thuỷ! Bạn hãy yên tâm lựa chọn sản phẩm tại PhanThien.com. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề điêu khắc đá cùng với đội ngũ thợ thầy điêu luyện. Chúng tôi tin chắc sẽ làm bạn hài lòng!